Từ xa xưa, người làm nông nghiệp đã ý thức được vai trò rất quan trọng của phân bón. Bởi đây là yeus tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển – sinh trưởng của cây trồng đồng thời tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng nông sản. Trong đó, phân đạm là loại phân vô cơ được sử dụng rất phổ biến và cần thiết với mọi loại giống cây, hoa. Vậy, phân đạm là gì ? Vai trò của phân đạm đối với cây trông và cách thức phân loại của chúng ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phân đạm là gì với thông tin ở bài viết dưới đây nhé. Phân đạm là gì ? Để hiểu rõ khái niệm phân đạm là gì, trước tiên bạn cần tìm hiểu bắt đầu từ khái niệm. Theo đó, phân đạm (phân URE) là tên gọi chung của dòng phân bón vô cơ được sử dụng nhằm cung cấp nitơ cho cây trồng, đặc biệt là nhóm cây lấy lá (rau xanh). Đạm cung cấp nito dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+ giúp tạo ra phân tử hữu cơ, protein cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bên cạnh đó, phân đạm cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy năng suất và chất lượng của cây trồng. Cây khi được cung cấp đủ nitơ sẽ có điều kiện phát triển thân, cành, lá, tốt nhất, cho hoa & quả ra sai, làm tăng sản lượng và giá trị kinh tế nông sản. Trong nông nghiệp, để xác định độ dinh dưỡng của phân đạm người ta thường căn cứ vào hàm lượng % nitơ (%N) trong phân bón. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân đạm khác nhau với hàm lượng nitơ từ 5% – 50% tùy thuộc vào mục đích sử dụng trong sản xuất. Lợi ích của phân đạm là gì? Hầu hết bà con nông dân đều không còn xa lạ với phân đạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về lợi ích của phân đạm là gì? Đây là kiến thức rất cơ bản và quan trọng mà bạn cần nắm bắt để có quyết định sử dụng đúng, đủ, giúp mùa màng bội thu. Theo đó, phân đạm rất cần thiết với mọi loại cây trồng. Bởi thành phần nitơ là một trong những nguyên tố quan trọng bậc nhất tạo nên sự sống của cây trong mọi giai đoạn sống. Nitơ là chất sẽ đảm nhiệm quá trình chuyển hóa và tạo nên các protein từ đơn giản đơn giản đến phức tạp. Nói theo cách khác, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào thực vật, quyết định ADN và ARN của cây. Bên cạnh đó, N còn là thành phần giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong các cơ quan thực vật. Phân đạm giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển nhanh. Chưa dừng lại tại đó, trong thành phần của phân đạm còn có chất diệp lục. Nếu thiếu đi chất này, cây không thể quang hợp được. Phân đạm cũng bao gồm nhiều phecman,các hợp chất alkaloid có vai trò thúc đẩy cây đẻ nhánh khỏe, ra lá nhiều, … Đây đều là những yếu tố then chốt giúp giúp cây có điều kiện phát triển tốt nhất, tạo điều kiện để tăng năng suất cũng như sản lượng cho cây trồng. Phân loại trong phân đạm là gì? Mặc dù có cùng tên gọi là phân đạm. Song trên thực tế người ta đã chia dòng phân bón này thành 03 loại dựa theo %N có trong phân. Điều này giúp nhà nông dễ dàng lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp cho từng loại cây trồng, trong từng giai đoạn. Để hiểu rõ về phân đạm là gì bạn nên nắm bắt chi tiết điều này. Phân Ure Phân Ure (CO(NH4)2) là dòng phân bón được sản xuất với hàm lượng %N đạt khoảng 44 – 48%, được sản xuất phổ biến bậc nhất trong các dòng phân đạm. Với thành phần giàu có nitơ, Ure giúp cây kích thích để cây nhanh chóng bật rễ, ra lá, thích nghi trên môi trường sống mới. Dòng phân đạm này có thể sử dụng trên nhiều giống cây trồng, nhiều chất đất khác nhau. Thích hợp hơn cả khi bón trên đất chua phèn. Phân Ure có 2 dạng cơ bản, bao gồm: Dạng hạt tinh thể màu trắng, dễ hòa tan nhưng thường bị hút ẩm mạnh nên cần bảo quản kỹ tại nơi khô ráo, thoáng mát. Dạng viên nhỏ như trứng cá thường có thêm thành phần chống ẩm giúp bảo quản dễ dàng hơn. Vì vậy, dòng phân Ure này thường được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Phân đạm amôn Phân đạm amôn là dòng phân đạm tổng hợp có thành phần chính là muối amoni gốc NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4… Phân Amon bao gồm rất nhiều loại song phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là Amoni sulphat (NH4)2SO4 và Amon clorua NH4Cl. Phân đạm Nitrat Khi tìm hiểu về phân đạm là gì đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp các loại phân đạm Nitrat. Trên thị trường hiện nay, dòng phân này được sử dụng phổ biến với các sản phẩm chính như: Natri nitrat (NaNO3), Canxi nitrat Ca(NO3)2, Magie nitrat Mg(NO3)2, Amon Nitrat (NH4NO3),.. Cách bón phân đạm cho cây trồng sao cho hiệu quả ? Khi tìm hiểu về phân đạm là gì, bà con nông dân cần quan tâm tới cách sử dụng loại phân bón này hiệu quả. Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng được khuyến nghị thôi là chưa đủ. Tùy theo từng loại phân đạm mà phương thức bón phân cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể: Bón đạm nguyên hạt Dòng phân đạm bón nguyên hạt thường sử dụng dành cho các loại cây ăn trái, thân gỗ. Cách bón nguyên hạt được cho là đơn giản, đỡ mất sức và không tốn quá nhiều thời gian. Cách thức hiện như sau: Chọn loại đạm có độ hòa tan phù hợp với chất đất cũng như đặc điểm của cây trồng. Đào rãnh hoặc tạo lỗ với độ sâu vừa phải quanh gốc cây. Rắc đạm vào rãnh với liều lượng đúng khuyến nghị. Tưới đều nước cho cây để phân đạm được hòa tan và thẩm thấu từ từ. Tưới phân đạm hòa tan với nước Kỹ thuật bón đạm hòa tan với nước thường sử dụng cho các loại cây trồng ăn lá, rau ngắn ngày. Cách thức bón phân đạm dạng này rất đơn giản, như sau: Tiến hành ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút để các hạt đạm được nở và tự hòa tan đều trong nước. Chú ý, không nên sử dụng liều lượng đạm cao dễ gây tồn đọng, gây hại cho cây trồng. Trước khi tưới phân đạm, bà con cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường. Không tưới đạm khi đất khô sẽ gây tình trạng cháy rễ cây. Tổng kết Với thông tin cụ thể được tổng hợp trên, hi vọng rằng nhà nông đã hiểu rõ về phân đạm là gì, việc hiểu rõ về phân loại của phân bón sẽ giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn. Tại Phân bón Việt Nga, mọi dòng phân đạm đều được sản xuất sẵn có với mức giá cực tốt. Đây là thương hiệu phân bón hơn hơn 20 năm kinh nghiệm, đã trở thành đối tác của rất nhiều nhà phân phối lớn: Phân Bón Phú Mỹ, Phân Bón Cà Mau,….Để được tư vấn chọn mua phân bón phù hợp với cây trồng, bạn hãy liên hệ ngay với Phân bón Việt Nga nhé.