ĐỒ MẶC NHÀ PIJAMA LỤA MANGO THIẾT KẾ QUẦN ĐÙI
Béo thì giấu bụng, gầy thì tôn dáng Đồ mặc nhà pijama lụa mango thiết kế tay ngắn quần dài freesize từ 42-58kg...
BỘ DA ĐẸP TÓC ĐEN, DƯỠNG SÁNG DA MẶT WONMOM
Bộ da đẹp tóc đen, dưỡng sáng da mặt, kích thích mọc tóc suôn mượt Wonmom là bộ sản phẩm bao gồm 2 sản phẩm...
SET ĐỒ BỘ NỮ MẶC NHÀ THIẾT KẾ GEMMI FASHION
Với thiết kế đơn giản và bảng màu đa dạng, bộ da cá cotton cao cấp là gợi ý hoàn hảo cho set đồ đôi khi mùa đông...
ÁO COTTON HỒNG ĐỖ CROPTOP IN HOA AP222P52
Sản phẩm được làm từ chất liệu cotton với nhiều ưu điểm: khả năng thấm hút tuyệt vời, an toàn với làn da, đặc biệt...

Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 hóa chất

Discussion in 'Rao vặt tổng hợp' started by VNVAPEPOD4, Jul 15, 2024.

  1. VNVAPEPOD4

    VNVAPEPOD4 Member

    Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 hóa chất, trong đó có ít nhất 250 chất được biết đến là có hại và hơn 50 chất gây ung thư. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh khác nhau như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, và tăng nguy cơ vô sinh cho cả hai giới… Các nghiên cứu cũng cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Ở người lớn, khói thuốc lá gây ra các bệnh tim mạch và hô hấp nghiêm trọng, trong đó có bệnh tim mạch vành và ung thư phổi. Nó cũng là một nguyên nhân gây ra tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh và nhẹ cân khi sinh. Gần một nửa số trẻ em thường xuyên phải hít thở ở những nơi công cộng, không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá. Hơn 40% trẻ em có cha hoặc mẹ hút thuốc.

    Ngoài ra, tại một số quốc gia, trẻ em của các hộ gia đình nghèo thường làm những công việc liên quan tới trồng cây thuốc lá để tạo thu nhập cho gia đình. Những trẻ em này đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi "căn bệnh thuốc lá xanh" do sự hấp thụ nicotine qua da trong khi xử lý lá thuốc lá còn tươi.

    Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các hộ gia đình nghèo nhất, chi phí về sản phẩm thuốc lá thường chiếm hơn 10% tổng chi tiêu, làm hạn chế ngân sách phân bổ cho thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe y tế. Việc trồng thuốc lá còn ngăn chặn trẻ em không được đến trường khi thống kê cho thấy từ 10 – 14% trẻ em trong các gia đình trồng cây thuốc lá không đi học vì phải làm việc trong các lĩnh vực thuốc lá. Và từ 60 – 70% số công nhân tham gia vào trồng thuốc lá là phụ nữ, và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này buộc phải tiếp xúc gần gũi với các hóa chất độc hại.
    Sự nghèo đói, bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà đang trở thành nạn dịch trên toàn cầu. Trước thực tế ngày càng trở nên đáng lo ngại, WHO và các bên đối tác đã chọn ngày 31/5 hàng năm để kỷ niệm Ngày thế giới không thuốc lá nhằm cảnh báo cho công chúng về các mối nguy hiểm đối với sức khỏe có liên quan tới việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và thuyết phục công chúng nhằm giảm thiểu một cách hiệu quả việc tiêu thụ thuốc lá.
    Mục tiêu cuối cùng của Ngày thế giới không thuốc lá là góp phần bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với xã hội, môi trường và kinh tế do việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động gây ra.
    Theo Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan, “thuốc lá là một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta" khi nó “làm gia tăng nghèo đói, làm hạn chế năng suất kinh tế, khiến các hộ gia đình lựa chọn thực phẩm kém chất lượng và gây ô nhiễm không khí trong nhà". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng đặc biệt nhấn mạnh “nếu có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát thuốc lá thì các chính phủ có thể bảo vệ tương lai của đất nước mình bằng cách bảo vệ người hút thuốc lá và không hút thuốc lá trước những sản phẩm chết người này, tạo ra doanh thu để đầu tư cho các dịch vụ y tế và xã hội khác, đồng thời giữ gìn môi trường trước sự tàn phá của thuốc lá".
    Các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện Chương trình Phát triển bền vững vào năm 2030 nhằm tăng cường hòa bình trên khắp thế giới và xóa đói giảm nghèo. Các yếu tố chính của Chương trình này có bao gồm việc thực hiện Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá và vào năm 2030, giảm một 1/3 trường hợp tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh tim, bệnh đường hô hấp, ung thư và tiểu đường, mà sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn.
     

Share This Page